"Rút hết máu, làm lạnh, chữa trị, bơm máu trở lại" và bạn có thể hồi sinh khi cái chết cận kề
Peter Rhee - nhà nghiên cứu đến từ đại học Arizona, Tucson cho biết: "Nếu thân nhiệt bạn chỉ còn 10 độ C, không còn hoạt động não, không có nhịp tim, không có mạch thì mọi người đều đồng ý rằng bạn đã chết. Tuy nhiên, chúng tôi có thể đem bạn trở lại thế giới!"
Peter Rhee - nhà nghiên cứu đến từ đại học Arizona, Tucson cho biết: "Nếu thân nhiệt bạn chỉ còn 10 độ C, không còn hoạt động não, không có nhịp tim, không có mạch thì mọi người đều đồng ý rằng bạn đã chết. Tuy nhiên, chúng tôi có thể đem bạn trở lại thế giới!" Nghe có vẻ điên rồ nhưng:
Rhee cùng nhà nghiên cứu Samuel Tisherman đến từ đại học Marylan, College Park đã chứng minh khả năng lưu giữ cơ thể người ở tình trạng "tạm ngưng hoạt động" trong vài giờ mỗi lần. Thủ tục này đến nay đã được thử nghiệm trên động vật và về cơ bản, người chết sẽ được rút hết máu trong cơ thể ra ngoài và làm lạnh cơ thể xuống dưới 20 độ C, thấp hơn thân nhiệt thông thường. CNN gọi phương pháp này là "đánh lừa tử thần."
Một khi tổn thương đã được chữa trị, máu được bơm trở lại vào các mạch và cơ thể từ từ ấm lên. Rhee nói: "Khi máu được bơm vào, cơ thể ngay lập tức hồng hào. Và thật kỳ lạ khi ở 30 độ C, tim bắt đầu đập lại nhịp đầu tiên, lặp lại và nhanh hơn khi cơ thể trở nên ấm hơn." Điều ngạc nhiên là những con vật thí nghiệm chỉ hơi "lảo đảo" sau khi được đánh thức và hồi phục nhanh chóng sau vài ngày.
Tisherman đã gây chú ý trên thế giới vào đầu năm nay khi ông công bố đã sẵn sàng để thử nghiệm kỹ thuật nói trên trên người, cụ thể là các nạn nhân của vụ nổ súng xảy ra ở Pittsburgh, bang Pennsylvania. Những bệnh nhân đầu tiên bị tổn thương rất nặng, tim họ đã ngừng đập và giải pháp của Tisherman là hy vọng cuối cùng.
Tuy nhiên, Tisherman rất thận trọng khi không đề cao nghiên cứu của mình đồng thời lo ngại về việc lạm dụng khái niệm "tạm ngưng hoạt động" của cơ thể có thể khiến công chúng hiểu nhầm. Ông nói rằng: "Khi người ta nghĩ về khái niệm tạm ngưng hoạt động, họ có thể liên tưởng đến các nhà du hành không gian, những người được đưa về trạng thái đóng băng và được đánh thức khi đến nơi giống như Han Solo trong bộ phim Star Wars. Điều quan trọng làm phải làm sao cho công chúng hiểu rằng kỹ thuật hồi sinh này không phải là một thứ gì đó viễn tưởng, nó dựa trên các thử nghiệm thực tế và đang được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi được dùng để ngăn con người ta chết đi."
Ý tưởng từ thủ tục hồi sức tim phổi cơ bản:
Ý tưởng hồi sinh người chết của Tisherman bắt nguồn từ khi ông còn là nghiên cứu sinh trường y, lúc đó ông đang làm việc với giáo sư Peter Safar trong một dự án tương tự. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, Safar đã đi tiên phong trong lĩnh vực hồi sức tim phổi (cardiopulmonary resuscitation - CPR) và giờ đây thì chúng ta biết đến CPR phổ biến hơn với thủ tục gây áp lực lên khoang ngực để kích thích tim hoạt động trở lại (ấn ngực và hô hấp nhân tạo bằng miệng).
Nghiên cứu của Safer bắt đầu thay đổi nhận thức của chúng ta về cái chết, làm mờ đi ranh giới giữa sống và chết. Như lời nhà khoa học Sam Parnia đến từ đại học New York, Stony Brook: "Chúng ta đều bị buộc phải nghĩ rằng chết là một khoảnh khắc tuyệt đối - khi bạn chết tức là bạn không thể sống lại nữa. Điều này vẫn đúng nhưng giờ đây từ những phát hiện cơ bản của CPR, chúng tôi đã hiểu rõ hơn rằng các tế bào bên trong cơ thể bạn có thể đảo ngược trạng thái "chết" trong nhiều giờ sau khi bạn đã "chết và ngay cả khi đã trở thành một tử thi thì bạn vẫn có thể phục hồi được."
Tishermann giờ đây tin rằng cái chết theo quan điểm chủ quan của ông là một thời điểm khi các bác sĩ đã từ bỏ nổ lực hồi sức tim phổi nhưng nhiều trường hợp đã cho thấy khả năng sống lại kỳ diệu. Một thống kê được công bố hồi tháng 12 năm ngoái cho biết 50% các bác sĩ cấp cứu đã có cơ hội chứng kiến triệu chứng "Lazarus" trong đó tim của một bệnh nhân đã bắt đầu tự đập lại sau khi các bác sĩ đã "bó tay".
Kích thích tim chỉ là một phần của trận chiến sinh tử mà các bác sĩ phải đối mặt, sự thiếu hụt oxy sau khi tim phổi ngừng hoạt động có thể gây ra những tổn thương nặng nề đối với các cơ quan sống còn khác, cụ thể là não. Tisherman cho biết: "Mỗi phút không có oxy đến các cơ quan này, chúng sẽ bắt đầu chết đi." Người thầy cũ của ông - giáo sư Safar cũng đã đề ra một giải pháp cho vấn đề này với "liệu pháp giảm thân nhiệt" (therapeutic hypothermia) - một thủ tục dùng các gói đá lạnh đặt xung quanh cơ thể để làm giảm thân nhiệt xuống còn 33 độ C. Ở nhiệt độ thấp hơn, các tế bào bắt đầu làm việc chậm hơn, giảm hoạt động trao đổi chất và những tổn thương có thể gây ra do thiếu hụt oxy.
Kết hợp với những thiết bị có thể thực hiện vai trò lưu thông và bơm oxy vào dòng máu trong khi quả tim đang dần tỉnh lại, thủ tục nói trên sẽ mở ra cơ hội cho những ai tim đã ngừng đập và chết não. Một bệnh viện tại Texas đã vừa công bố rằng một người đàn ông 40 tuổi đã sống sót thần kỳ với não không bị tổn thương sau 3,5 giờ được hồi sức với thủ tục CPR. Ông ta được cứu sống nhờ nổ lực của đội ngũ y bác sĩ và các thực tập sinh, họ đã thay phiên nhau ấn ngực và hô hấp nhân tạo. Tuy nhiên, trường hợp như vậy khá hiếm.
Trên thực tế, thủ tục hồi sức liên tục trong thời gian dài không khả dụng đối với những người tim ngừng đập do chấn thương, chẳng hạn như một vết thương do đạn bắn hay tai nạn giao thông. Ở khoảnh khắc sinh tử, giải pháp tốt nhất của bác sĩ phẫu thuật là thắt các động mạch dẫn máu đến phần thân dưới trước khi mở lồng ngực và xoa bóp tim. Qua đó, một lượng máu nhỏ sẽ được đẩy lên não trong khi các bác sĩ sẽ cố gắng khâu lại vết thương. Điều không may là tỉ lệ sống sót của các ca chấn thương nặng như vậy chỉ chưa đến 1/10.
Làm lạnh, rút hết máu và hồi sinh:
Vì lý do này, Tisherman muốn làm lạnh cơ thể xuống còn từ 10 đến 15 độ C, qua đó các bác sĩ sẽ có thêm thời gian, nhiều hơn 2 tiếng để tiến hành ca mổ. Mặc dù thủ tục giảm thân nhiệt sâu như vậy đôi khi được áp dụng trong các ca mổ tim nhưng dự án của Tisherman sẽ lần đầu tiên áp dụng thủ tục này để hồi sinh một ai đó được xem là đã "chết" trước khi đưa vòa bệnh viện. Có lẽ điều lạ lùng nhất trong dự án là máu của bênh nhân sẽ được rút hết ra và thay thế bằng dung dịch "muối lạnh". Do lúc này hoạt động trao đổi chất đã ngừng lại, máu không còn cần thiết để giữ sống các tế bào và dung dịch muối sẽ là cách nhanh nhất để làm lạnh cơ thể, Tisherman giải thích.
Cùng với Rhee và các cộng sự, Tisherman đã bỏ ra 2 thập kỷ để xây dựng một danh sách các bằng chứng có giá trị nhằm chứng minh rằng thủ tục của ông an toàn và hiệu quả. Rất nhiều thí nghiệm đã được thực hiện trên những con lợn chịu các tổn thương chí mạng. Trong quá trình phẫu thuật, con lợn hầu như không còn cơ hội sống sót. Rhee nói: "Con lợn trắng hếu, da tái đi không khác gì một miếng thịt trong tủ đông". Tuy nhiên, nếu con vật được làm lạnh đủ nhanh, tốc độ làm lạnh khoảng 2 độ C/phút thì nó có thể được phục hồi ở tỉ lệ 90% khi máu được bơm trở lại cơ thể sau khoảng 1 giờ chết tạm thời. Rhee nói: "Đây là điều tuyệt vời nhất mà chúng tôi chứng kiến khi tim có nhịp đập trở lại."
Một khi các con vật phục hồi hoạt động thông thường, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một loạt các bài test để kiểm tra xem liệu não của chúng có tổn thương hay không. Một ví dụ, trước khi thực hiện thủ tục "đánh lừa thần chết", các nhà nghiên cứu đã dạy cho một số con lợn cách mở một chiếc thùng được sơn một màu sắc nhất định và bên trong thùng có chứa một quả táo. Sau khi được làm sống lại, hầu hết các con lợn đều nhớ hộp nào có chứa thức ăn như đã được dạy trước đó. Những con lợn khác không được dạy trước cũng nhanh chóng tiếp thu kinh nghiệm tìm thùng đồ ăn mà không gặp khó khăn gì. Điều này cho thấy não của chúng không bị tổn thương sau thủ tục trên.
Thử ngiệm trên người, khó khăn và thử thách:
Hồi đầu năm nay, Tischerman cuối cùng đã được phép thực hiện thủ tục này lần đầu tiên trên người tại Pittsburgh để chữa trị cho các bệnh nhân bị thương do đạn bắn. Ngoài ra, Tischerman cũng đã có kế hoạch thử nghiệm lâm sàng tại Baltimore, Marryland và nếu mọi chuyện diễn ra suông sẻ, người cộng sự của ông - Peter Rhee sẽ có thể bắt đầu làm việc tại trung tâm điều trị chấn thương ở Tuscon.
Cũng giống như mọi nghiên cứu y học khác, sẽ có nhiều thử thách đặt ra đối với thủ tục "đánh lừa thần chết" này khi chuyển đổi từ các thí nghiệm trên động vật sang thử nghiệm lâm sàng trên người. Chẳng hạn như động vật thì nhận lại máu của chính chúng sau thủ tục thì con người cần phải được truyền máu từ ngân hàng máu trong nhiều tuần. Hay trong khi động vật được gây mê trong giai đoạn tổn thương thì bệnh nhân không cần được gây mê, do đó sẽ thay đổi cách cơ thể phản ứng trước những tổn thương. Mặc dù vậy, Tischerman vẫn rất lạc quan khi nói: "Nhìn chung chúng tôi nghĩ rằng chó và lợn đều phản hồi trước tình trạng bị rút máu ra khỏi cơ thể tương tự như con người."
Nếu hoạt động thử nghiệm lâm sàng diễn ra theo đúng kế hoạch, Tischerman sẽ mở rộng hướng tiếp cận sang nhiều loại hình chấn thương khác. Những nạn nhân bị đạn bắn được chọn làm đối tượng thử nghiệm đầu tiên bởi khả năg xác định vị trí mất máu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Tischerman hy vọng sau cùng ông có thể áp dụng thủ tục để chữa trị xuất huyết nội, chẳng hạn như những nạn nhân bị tai nạn giao thông hay thậm chí là những người bị đau tim.
Peter Rhee hy vọng sẽ có thể áp dụng kỹ thuật này để giành lại sự sống cho bệnh nhân từ bàn tay tử thần.
Thành công của thủ tục "đánh lừa thần chết" có thể đặt nền móng cho những nghiên cứu mở rộng về những dạng chết tạm thời khác. Một số nhà khoa học hiện đang tìm hiểu xem liệu việc thêm cocktail hay thuốc vào dung dịch muối được bơm vào cơ thể có thể giảm hoạt động trao đổi chất và ngăn ngừa tổn thương hay không. Một trong những phụ gia rất hứa hẹn được họ phát hiện ra là hydrogen sulfide (H2S) - một chất hóa học khiến trúng có mùi thối. Mặc dù được xem là có khả năng giảm trao đổi chất đối với một số động vật nhưng không có nhiều bằng chứng cho thấy chất này cỉa thiện cơ hội sống sót sau thủ tục kích thích tim. Thay vào đó, Tischerman nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu tìm ra một vài chất chống oxy hóa tiềm năng có thể loại bỏ các chất hóa học nguy hiểm gây tổn thương.
Đối với Peter Rhee, sự cần có của một phương pháp chữa trị mới là điều vô cùng cấp bách. Ông nói về một bệnh nhân từng gặp mặt tại bệnh viện và vừa qua đời: "Anh ấy bị bắn vào thượng vị, ngay bên dưới ngực, vùng giữa thắt lưng." Mặc dù đã được đội ngũ y bác sĩ cấp cứu tích cực nhưng anh ta vẫn chết. Rhee nói: "Đây chính xác là dạng bệnh nhân chúng tôi hy vọng có thể cứu sống nếu chúng tôi có thể chữa trị trong tình huống không quá gấp gáp."