Người ta xác định loại tên lửa bắn rơi máy bay MH17 bằng cách nào?
Almaz-Antey là công ty chuyên sản xuất tên lửa cho Bộ quốc phòng Nga, và tên lửa Buk cũng do chính họ chế tạo. Vì vậy, không một tổ chức nào có thể hiểu về các đặc tính kỹ chiến thuật của tên lửa Buk rõ hơn Almaz-Antey.
Ủy ban An toàn Hà Lan ngày 13 tháng 10 đã công bố báo cáo cuối cùng về thảm họa hàng không MH17 với kết luận rằng: một tên lửa Buk 9M38M1 đã phá hủy chiếc máy bay giữa không trung. Tjibbe Joustra, Giám đốc Ủy ban An toàn Hà Lan, xác nhận: Tên lửa bắn vào bên trái của buồng lái. Phi công đã thiệt mạng ngay lập tức.
Tuy nhiên, công ty Almaz-Antey, nơi chế tạo ra tên lửa Buk trước đó đã xác định loại tên lửa này là 9M38 dựa vào những thử nghiệm do họ tự tiến hành.
Almaz-Antey là công ty chuyên sản xuất tên lửa cho Bộ quốc phòng Nga, và tên lửa Buk cũng do chính họ sản xuất. Vì vậy, không một tổ chức nào có thể hiểu về các đặc tính kỹ chiến thuật của tên lửa Buk rõ hơn Almaz-Antey.
9M38 hiện chỉ còn trong quân đội Ukraina
Sputnik News cho hay: Quả tên lửa 9M38 cuối cùng được sản xuất tại Nga vào năm 1986, và chúng đã bị cho ngừng hoạt động từ năm 2011. Hiện nay loại tên lửa này chỉ có trong trang bị của Ukraina, còn lục quân Nga đã chuyển sang sử dụng loại tên lửa khác hiện đại hơn.
Đạn tên lửa 9M38 một tầng có thiết kế cánh hình chữ X, khi bắn ra sẽ không cần tách bỏ bất kỳ bộ phận nào. Nhiều ý kiến cho rằng 9M38 có cùng kiểu dáng với dòng tên lửa đất đối không Tartar và Standard của Mỹ.
Các khía xung quanh đầu nổ của tên lửa 9M38M1 khi nổ sẽ tạo ra hơn 7000 mảnh hình chữ X với vận tốc 2000 m/s
Mỗi tên lửa dài 5.55 m, nặng 690 kg và mang đầu đạn tương đối lớn nặng 70 kg. Đầu đạn được kích hoạt bằng ngòi nổ radar cận đích, khi phát nổ sẽ tạo ra một “đám mây” khoảng 7800 mảnh nhỏ.
Lưu ý rằng, 9M38 và 9M38M1 là hai phiên bản khác nhau, với mã M1 chỉ "phiên bản hiện đại hóa lần 1". Khi quan sát các lỗ thủng do mảnh văng gây ra trên chiếc máy bay, các chuyên gia Nga kết luận rằng: loại tên lửa bắn rơi MH17 không thể là 9M38M1, vì loại tên lửa này có mảnh văng hình chữ X và tạo các lỗ thủng hình con bướm đặc trưng.
9M39M1 gây ra những lỗ thủng hình cánh bướm đặc trưng trên chiếc Il-86
Đây là điều mà trong năm qua người ta không tìm thấy trên xác chiếc MH17. Các lỗ thủng trên MH17 gợi tới những mảnh văng hình vuông hơn là hình chữ X.
Dấu vết trên MH17 cho thấy dường như những lỗ thủng này bị gây ra bởi loại tên lửa 9M38 thế hệ cũ
Đặc điểm chính của tên lửa 9M38(M1) là nó tạo nên một vùng dày đặc các mảnh vỡ có hình dạng như ‘vết dao’ có phương vuông góc với hướng bay của tên lửa.
Các mảnh nhỏ này được xác định nằm phần lớn bên trái máy bay MH17: đầu, cánh chính, cánh đuôi.
Từ đó các chuyên gia đã xác định được chính xác vị trí phát nổ của tên lửa và vị trí nó được phóng đi là vùng Zaroschenskoye mà quân chính phủ Ukraine kiểm soát. Nếu điểm phát nổ của tên lửa chệch đi một chút thì những dấu vết để lại trên thân chiếc MH17 sẽ khác hoàn toàn, điều này khẳng định việc tên lửa được phóng đi từ vùng Sneznoe (thẳng hướng bay) là hoàn toàn vô lý.
Các phân tích mức độ hư hại cho thấy nếu như tên lửa được bắn đi từ Snezhnoye như phía Ukraina nói, thì ‘toàn bộ phần mặt sau của cabin máy bay có thể đã bị thổi bay’.
“Mảnh tên lửa di chuyển từ mũi máy bay cho tới bên trong thân máy bay. Động cơ bên trái, cánh trái và đặc biệt là phần đuôi máy bay bị hư hại. Các chuyên gia kết luận rằng tên lửa đã di chuyển và giao cắt với đường bay của máy bay. Đó không phải từ phía trước, mà ở phía bên hông” – đại diện của Almaz-Altey nói.
Sử dụng tên lửa Buk để phá hủy máy bay thật
Để khẳng định lập luận của mình, công ty Almaz-Antey đã xây dựng mô hình trên vi tính, và mới đây còn tung ra một video thử nghiệm cho nổ quả tên lửa thuộc model cũ 9M38 với mục tiêu là 1 chiếc máy bay Ilyushin Il-86 thật. Buổi thử nghiệm được cho là diễn ra cách đây khoảng 1 tuần, vào ngày 07 tháng 10 năm 2015. Họ kết luận rằng các vết xuyên phá do tên lửa gây ra rất giống với vết xuyên trên MH17.
Phía Nga đã đưa những thông tin này cho Ủy ban điều tra quốc tế nhưng dường như những kết luận của họ không được xem xét nghiêm túc.
Thông báo từ tháng 7 của Almaz-Antey về mô hình giả lập trên máy tính
Trong một buổi họp báo, Thứ trưởng Ngoại giao Nga, ông Sergei Ryabkov cũng tranh luận về những phát biểu của phía Hà Lan. Ông nói: "Tôi rất lấy làm tiếc khi bất chấp những nỗ lực lặp đi lặp lại và kéo dài của phía Nga để tổ chức điều tra một cách toàn diện và không thiên vị, và mặc dù chúng tôi đã đưa ra tất cả những thông tin mà chúng tôi có... thế nhưng rõ ràng là họ đã cố gắng đưa một kết luận thiên vị, không khách quan để nhắm vào mục đích chính trị. "
Tổng hợp
Nguồn: GenK