Kế hoạch hồi sinh một kỳ quan đã mất của thế giới: tượng thần Mặt Trời ở đảo Rhodes

Liệu tất cả các kỳ quan cũ của thế giới sẽ được phục hồi một cách nguyên vẹn?

Kế hoạch hồi sinh một kỳ quan đã mất của thế giới: tượng thần Mặt Trời ở đảo Rhodes

Một nhóm chuyên gia đến từ nhiều nước đã khởi động Dự án tượng thần Mặt Trời ở Rhodes nhằm hồi sinh bức tượng cao nhất ở thời Hy Lạp cổ đại. Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes là một bức tượng vĩ đại của thần Mặt Trời trên đảo Rhodes (Hy Lạp), do Chares xứ Lindos (một nhà điêu khắc Hy Lạp) dựng nên trong khoảng 292 TCN và 280 TCN. Nó khoảng cùng kích thước với Tượng thần tự do ở New York, dù được đặt trên một cái bệ thấp hơn. Bức tượng từng là 1 trong 7kỳ quan thế giới.

 

 

 

 

Kế hoạch này dự kiến tiêu tốn 264 tới 286 triệu USD và sẽ mất khoảng 3 đến 4 năm để hoàn thành. Điều đặc sắc của công trình là toàn bộ bề mặt ngoài của tượng là các tấm pin mặt trời có nhiệm vụ cung cấp điện cho địa điểm du lịch thú vị này sau khi nó hoàn tất. Ngoài ra, tượng cũng được trang bị công nghệ chống động đất hiện đại nhất hiện nay.

Năm 357 trước Công nguyên, đảo Rhodes của Hy Lạp bị Mausolus xứ Halicarnassus chinh phục, sau đó rơi vào tay người Persia năm 340 trước Công nguyên và cuối cùng thuộc quyền cai trị của Alexander Đại đế từ năm 332 trước Công nguyên. Vào cuối thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, Rhodes liên minh với Ptolemy I của Ai Cập để chống lại kẻ thù chung là Antigonus I Monophthalmus xứ Macedonia.

Alexander Đại Đế chết khi tuổi còn trẻ năm 323 TCN khi chưa có thời gian lập ra bất kỳ một kế hoạch nào cho người kế vị. Chiến tranh giành quyền lực nổ ra giữa những tướng lĩnh của ông, cuối cùng ba người trong số họ chia nhau phần lớn đế chế của ông tại vùng Địa Trung Hải. Trong thời gian chiến tranh, Rhodes đứng về phía Ptolemy, và cuối cùng khi Ptolemy chiếm được quyền kiểm soát Ai Cập, Rhodes và Ai Cập của Ptolemy lập ra một đồng minh kiểm soát đa số hoạt động thương mại ở đông Địa Trung Hải. Một tướng khác của Alexander là Monophthalmus phản đối việc đó.

 

 

Năm 305 TCN, ông cho con trai là Demetrius (lúc ấy là một vị tướng nổi tiếng) tấn công Rhodes với một đội quân 40.000 người. Tuy nhiên, thành phố được phòng ngự vững vàng và Demetrius phải bắt đầu xây dựng một số tháp bao vây nhằm cho quân leo được lên tường thành. Tháp đầu tiên được dựng trên sáu chiếc tàu, và chúng đã bị một cơn bão lật úp trước khi có thể đem ra sử dụng. Ông lại thử lần nữa với một tháp dựng trên mặt đất với kích thước lớn hơn, gọi là Helepolis, nhưng những người lính phòng ngự trong thành phố Rhode đã cho nước chảy tràn ra khu đất trước tường thành khiến tháp này không thể di chuyển được.

 

 

Năm 304 TCN, một lực lượng viện binh gồm các tàu chiến do Ptolemy gửi đến đã tới nơi, quân của Demetrius buộc phải nhanh chóng rút chạy, để lại hầu như toàn bộ những trang bị vây hãm của mình. Dù không giành được thắng lợi ở Rhodes, Demetrius đã được đặt tên hiệu là Poliorcetes, "kẻ vây hãm các thành phố", vì ông đã thành công ở nhiều nơi khác. Để kỷ niệm chiến thắng, những người dân trên đảo bán các trang thiết bị và sử dụng tiền thu được để xây một bức tượng khổng lồ tôn vinh vị thần bảo hộ đảo Helios, đặt tên là tượng thần Mặt Trời (Colossus of Rhodes). Bức tượng thần được chế tác bằng đồng đun chảy từ vũ khí của quân xâm lược.

Bức tượng chỉ tồn tại trong vòng 56 năm cho tới khi Rhodes phải hứng chịu một trận động đất năm 224 TCN. Bức tượng bị gãy ở phần đầu gối và sụp xuống phần đất liền. Ptolemy III ra lệnh chi tiền làm lại bức tượng, nhưng một lời sấm đã khiến những người Rhode sợ hãi rằng họ đã xúc phạm đến thần Mặt Trời, và họ không dám xây dựng lại nó. Những phần đổ vỡ của bức tượng tiếp tục nằm trên mặt đất trong hơn 800 năm, thậm chí đã vỡ ra, nhiều du khách đã du lịch tới đó vì ấn tượng khi nhìn thấy. Gaius Plinius Secundus (Pliny the Elder) đã ghi chép rằng rất ít người có thể vòng tay ôm được ngón tay cái và rằng mỗi ngón tay của tượng đã lớn hơn đa số những bức tượng bình thường khác.

Năm 654 một lực lượng Ả Rập dưới quyền chỉ huy của Muawiyah I chiếm Rhodes và, theo những nhà sử học Theophanes, những phần còn lại của tượng đã bị đem bán cho một nhà buôn từ Edessa. Ông ta phá vỡ bức tượng và chở những tấm đồng bằng 900 con lạc đà về quê hương. Những mảnh rời đó tiếp tục được đào lên đem bán, sau khi được tìm thấy dọc theo con đường lữ hành.

 

 Mô phỏng đồ họa của tượng sau khi hoàn tất.

Mô phỏng đồ họa của tượng sau khi hoàn tất.

 

Nhóm chuyên gia gồm các kiến trúc sư, nhà khảo cổ học, chuyên viên quan hệ công chúng, kỹ sư dân sự và nhà kinh tế học đến từ nhiều quốc gia đã lên kế hoạch hồi sinh bức tượng thần Mặt Trời ra đời cách đây 2.200 năm. Bức tượng hiện đại sẽ có chiều cao 150m và phủ những tấm pin mặt trời ở bề mặt. Một trong những điểm nhấn của công trình là bảo tàng trưng bày hàng nghìn đồ tạo tác cổ đại ở chân tượng.

Tham khảo ScienceAlert
Nguồn: GenK

 
 

Tin mới hơn

Tin cũ hơn