Chuyện gì sẽ xảy ra khi những người giàu nhất thế giới phân phát toàn bộ tài sản của họ?

Mỗi người dân sẽ nhận được bao nhiêu?

Chuyện gì sẽ xảy ra khi những người giàu nhất thế giới phân phát toàn bộ tài sản của họ?

Từ thiện là công việc mà các tỷ phú giàu nhất thế giới vẫn hay làm, nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Đó là hành động rất đáng ghi nhận, mặc dù số tiền mà họ từ thiện không đáng kể so với số tài sản thực sự mà họ có.

Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu như những người giàu nhất tại mỗi quốc gia phân phát toàn bộ tài sản của họ cho những người nghèo tại nước đó? Các chuyên gia kinh tế đã thu thập dữ liệu và tạo ra chỉ số Robin Hood, chỉ số dùng để đo lường sự bất bình đẳng trong kinh tế.

 

 Mặc dù Bill Gate là tỷ phú giàu nhất thế giới, nhưng tỷ lệ người nghèo ở Mỹ quá cao nên họ cũng không nhận được nhiều. Trong khi đó sự chênh lệch giữa các quốc gia cũng là rất lớn.

Mặc dù Bill Gate là tỷ phú giàu nhất thế giới, nhưng tỷ lệ người nghèo ở Mỹ quá cao nên họ cũng không nhận được nhiều. Trong khi đó sự chênh lệch giữa các quốc gia cũng là rất lớn.

 

Và thống kê Robin Hood Index mới đây nhất của BloomBerg dựa trên nền kinh tế của 42 quốc gia, tỷ lệ người dân nghèo đói và tổng tài sản của tỷ phú giàu nhất quốc gia đó, cho thấy giá trị mà từng người dân nghèo sẽ nhận được nếu như các tỷ phú này phân phát toàn bộ tài sản của họ.

Theo bảng thống kê này, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy tỷ phú giàu nhất thế giới Bill Gates nếu chia khối tài sản trị giá 84 tỷ USD của mình cho khoảng 15% dân số nghèo của nước Mỹ, thì mỗi người sẽ nhận được khoảng 1.736 USD.

Nó cũng cho thấy tỷ lệ người nghèo ở quốc gia nào là lớn nhất. Khi mà tại Ấn Độ, sau khi chia đều khối tài sản 22 tỷ USD của tỷ phú Mukesh Ambani cho những người nghèo. Mỗi người dân cũng chỉ nhận được 59 USD, đủ cho 118 bữa ăn thông thường tại quốc gia này.

 

 Bill Gates là tỷ phú giàu nhất thế giới với khối tài sản trị giá 84 tỷ USD.

Bill Gates là tỷ phú giàu nhất thế giới với khối tài sản trị giá 84 tỷ USD.

 

Đảo Síp và Thụy Điển là hai quốc gia giàu có nhất trong bảng thống kê này, khi mà mỗi người dân nghèo có thể nhận được tới 45.987 USD và 33.149 USD. Đó là do dân số của hai quốc gia này rất thấp, trong khi thu nhập bình quân trên đầu người GDP ở mức cao.

Tất nhiên giá trị của đồng USD tại mỗi quốc gia cũng khác nhau, có thể 1 USD tại Mỹ không đủ để bạn làm được việc gì nhưng lại có thể mua hai suất cơm tại Ấn Độ. Mặc dù vậy, thống kê Robin Hood Index cũng cho chúng ta thấy một cách rõ ràng mức độ sống của người dân và tỷ lệ người nghèo đói tại mỗi quốc gia.

Tham khảo: Bloomberg
Nguồn: GenK

 
 

Tin mới hơn

Tin cũ hơn