Bức hình chứng minh ô tô là nguyên nhân tắc đường
Thực tế cho thấy, song hành với tốc độ phát triển hiện nay của kinh tế là hàng loạt hệ lụy không thể tránh khỏi. Trong đó có thể kể đến sự rối ren trong hệ thống giao thông ở các nước phát triển, thể hiện ở tình trạng ùn tắc giao thông "như cơm bữa". Vậy phương án tối ưu là gì?
Với tình trạng đô thị hóa trên toàn cầu, các phương tiện giao thông công cộng ngày càng chứng minh được vai trò của mình trong việc kiểm soát mật độ lưu thông trên đường. Với các thành phố lớn trên thế giới, hiện nay phương tiện công cộng – bao gồm xe bus, tàu điện – là những phương án không thể thiếu trong việc điều chỉnh lưu lượng giao thông.
Tuy nhiên, ở vài nơi, xe ô tô vẫn là phương tiện di chuyển phổ biến nhất, và cũng là phương tiện chiếm nhiều diện tích lòng đường nhất. Rõ ràng, xe ô tô cá nhân là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng tắc đường liên miên tại trung tâm các thành phố lớn. Và nếu không tìm ra cách để sử dụng hệ thống đường giao thông một cách khoa học hơn, các thành phố này sẽ tiếp tục "sống chung" với tắc đường trong tương lai.
Bức hình động do BusinessInsider đăng tải đã phần nào chứng minh được ô tô đang là phương tiện gây tắc đường:
Ô tô luôn là phương tiện sử dụng lòng đường "hoang phí" nhất.
Theo nhiều thống kê, Tokyo (Nhật Bản) và Stockholm (Thụy Điển) là 2 thành phố có tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông thấp nhất thế giới. Thực ra bí quyết của họ không có gì quá ghê gớm: Ưu tiên di chuyển bằng xe đạp và phương tiện công cộng. Thậm chí, ở Đan Mạch, người dân ở đây chỉ coi ô tô như một phương tiện di chuyển… bất khả kháng.
Đợt tắc đường "lịch sử" kéo dài 12 ngày ở Trung Quốc năm 2012 có sự góp mặt tới 90% của ô tô.
Tại đây, hệ thống đèn giao thông luôn ưu tiên người đi xe đạp bằng chế độ “làn sóng xanh lá” – luôn hiển thị đèn xanh cho người đi xe đạp có tốc độ dưới 20 km/h. Khi tuyết rơi, làn đường dành cho xe đạp sẽ được ưu tiên dọn dẹp trước cả những trục đường chính. Phương pháp này tỏ ra đặc biệt hiệu quả trong việc giảm thiểu tắc đường ở các thành phố văn minh như Copenhagen (Đan Mạch) hay Amsterdam (Hà Lan). Kết quả là trong vài năm gần đây, xe đạp đang dần trở thành phương tiện di chuyển chính của người dân hai thành phố này, báo hiệu sự “lỗi thời” của những chiếc xe bốn bánh.
Xe đạp đã trở thành phương tiện di chuyển chính ở nhiều thành phố phát triển.
Từ thực tiễn cuộc sống, có thể rút ra kết luận để áp dụng với các hình thức quản lý giao thông đường bộ: Xây dựng một hệ thống vận tải công cộng với tiêu chí nhanh chóng, chi phí hợp lý và hoạt động ổn định chính là lối ra cho việc giảm thiểu ùn tắc giao thông.
Nguồn: GenK