Động cơ phản lực cá nhân sẽ được bán với giá $200 000 vào năm tới
Đây là sản phẩm công nghệ với những tính năng tuyệt vời được tạo ra bởi Công ty Martin Aircraft, thế nhưng không phải ai cũng có thể sở hữu được sản phẩm này.
Bạn có thể nói rằng đó là một con chim, một chiếc máy bay, hoặc cũng có thể là một chú lính cứu hỏa đang mang động cơ phản lực cá nhân (Jetpack) khi nói về thiết bị này vào năm tới.
Một công ty ở New Zealand gần đây công bố một sản phẩm dành cho tương lai là một cỗ máy cá nhân được vận hành bằng cánh quạt. Sản phẩm sẽ có mặt trên thị trường vào nửa cuối năm tới với giá $200 000.
Sản phẩm Jetpack đắt đỏ này không chỉ là món đồ chơi người giàu có thích mạo hiểm, nó còn được thiết kế dành cho những nhân viên cứu hộ, theo Công ty Martin Aircraft, nơi chế tạo ra sản phẩm công nghệ tuyệt vời này.
Cỗ máy Martin jetpack có thể được sử dụng bởi các nhân viên cấp cứu ngay trong năm tới. (Ảnh: itempo) |
Công ty nhận thấy cỗ máy này như một công cụ dùng để cứu sống con người và một số các ứng dụng tiềm năng được liệt kê trên trang web của công ty gồm các dịch vụ cứu hỏa, tuần tra biên giới, và các hoạt động tìm kiếm cứu hộ. Các chuyến bay thử nghiệm với Martin Jetpack được bắt đầu từ năm 2013, và gần đây nhất, nó xuất hiện tại International Paris Air Show.
Loại thiết bị này bay lên khỏi mặt đất bằng cách sử dụng bộ cánh quạt mạnh, đẩy bởi một bộ động cơ chạy bằng xăng được gắn vào khung kết hợp sợi carbon và nhôm. Cỗ máy kì lạ này có thể bay trong không trung khoảng 30 phút, và có thể đạt tốc độ 74 km/h và ở độ cao 1000 m, theo Công ty Martin Aircraft.
Các ống kim loại bao quanh những các quạt của Jetpack là một tính năng an toàn giữ cho các phi công cũng như bất cứ ai đứng xung quanh tránh xa những cánh quạt đang quay.
Hệ thống động cơ đẩy dựa trên cánh quạt dễ dàng kiểm soát. Và các cánh quạt của Jetpack này có thể đặt ngoài các hệ thống đẩy, ví dụ như một Jetpack thử nghiệm chạy bằng hydrogen peroxide và khí nitơ trưng bày tại Viện Smithsonian trong lễ hội "The Future Is Here" vào năm 2014. Bên cạnh cánh quạt dạng ống, cỗ máy này có hệ thống dù có thể cho phép các phi công rời khỏi trong trường hợp bị sự cố.
Một người trên mặt đất cũng có thể điều khiển cỗ máy này từ xa, và thiết bị được thiết kế nhằm cất và hạ cánh theo chiều thẳng đứng. Những tính năng này làm cho Jetpack trở thành lựa chọn lý tưởng cho các nhiệm vụ giải cứu khẩn cấp, ví dụ như bay khỏi một đám cháy trong rừng hoặc đến một cao nguyên để giải cứu một người leo núi bị mắt kẹt.
“Với kích thước nhỏ, cỗ máy này có thể luồn lách trong những không gian chật hẹp giữa các tòa nhà, gần các cây xanh hoặc những khu vực mà các máy bay cỡ lớn như những chiếc trực thăng không thể tiếp cận”, Mike Read, giám đốc về các hoạt động bay tại Công ty Martin Aircraf nói trong một đoạn video gần đây được đăng trên kênh Youtube của Công ty.
Đây là video về cỗ máy Jetpack của Công ty Martin Aircraf :
https://www.youtube.com/watch?v=i8gncCih7Js
Chỉ mới năm ngoái, các nhà nghiên cứu tại Arizona State University đã tạo ra một loại khác với Jetpack có thể trong tương lai giúp những người lính di chuyển trên những địa hình gồ ghề với tốc độ nhanh kỉ lục.
Được phát triển cho Defense Advanced Research Projects Agency (DARPA), chi nhánh quân đội Mỹ chịu trách nhiệm cho việc phát triển công nghệ mới, hiện Jetpack “4-minute Mile” giúp một người (có tốc độ chạy nhanh) di chuyển với tốc độ kỉ lục 1 dặm chỉ trong vòng 5 phút.
Jetpack “4-minute Mile” giúp người chạy nhanh với tốc độ kỉ lục 1 dặm chỉ trong vòng 5 phút. (Ảnh: vimeocdn) |
Nguồn: Khoahocthuvi.net