Bill Gates từng là con nghiện game "dò mìn" và ý nghĩa đằng sau trò chơi này
Thậm chí, bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng, cũng chính Bill Gates là người nắm giữ kỉ lục của trò chơi dò mìn, chỉ với 5 giây.
Ít ai biết rằng, tựa game "dò mìn" nổi tiếng trên Windows một thời, đã hình thành nên ý tưởng trí thông minh nhân tạo hoặc robot thay thế công việc của con người hiện nay. Đặc biệt hơn, Bill Gates, nhà sáng lập Microsoft cũng từng bị coi là "con nghiện" của tựa game này.
Chuyện kể rằng, vào năm 1990, khi Microsoft chuẩn bị ra mắt hệ điều hành Windows 3.0 lịch sử, Giám đốc phát triển sản phẩm khi đó của Microsoft là Bruce Ryan đã email đặt câu hỏi với Bill Gates có nội dung như sau:
"Khi máy móc có thể hoạt động nhanh hơn, thông minh hơn và thậm chí là thay thế con người, làm thế nào để giữ lại được phẩm giá đáng quý của con người?"
Sau khi nhận được email này, Bill Gates trả lời rất điềm tĩnh: "Hãy xa thải người đứng đầu."
Ngay sau khi cuộc trò chuyện khá khó hiểu này, Microsoft đã công bố Windows 3.0. Tuy nhiên, một phần không nhỏ trong thành công của nền tảng này chính là trò chơi Minesweeper, hay còn được biết đến với cái tên dò mìn.
Với người dùng, Minesweeper chỉ là một trò chơi mang tính giải trí, giết thời gian trong lúc rảnh dỗi. Thế nhưng, trên thực tế, tựa game này đã góp phần giúp Microsoft hướng dẫn người dùng cách sử dụng thao tác chuột trên Windows, và khiến Windows trở nên phổ biến như hiện nay.
Tuy nhiên, hơn thế nữa, với game dò mìn, người dùng còn được rèn luyện khả năng tư duy thông minh, tránh "mìn" trên bản đồ. Đây cũng chính là lý do tại sao Bill Gates lại nghiện trò chơi này tới vậy.
Ý nghĩa mang tính biểu tượng
Dưới góc độ của một nhà quản lý, nguyên nhân đầu tiên khiến nhà sáng lập Microsoft mê tít Minesweeper, chính bởi đây là một trong những ứng dụng giải trí thời kì đầu trên Windows. Trước khi Windows 3.0 được công bố, ông đã lo lắng rất nhiều về tương lai của nền tảng này.
Bởi thay vì muốn Windows chỉ được phục vụ trong doanh nghiệp, Bill Gates kỳ vọng, hệ điều hành của Microsoft sẽ còn sử dụng trong các gia đình, trở nên gần gũi hơn với người dùng cá nhân, hoặc với mục đích giải trí.
Để làm được điều này, các chuyên gia của Microsoft nhận định, "một trò chơi trên Windows sẽ là cầu nối nhanh nhất tới mục tiêu trên". Khi đó, họ có tới 3 lựa chọn: Idlewild (game truy tìm các con chip và chìa khóa để qua bàn), Solitaire (game xếp bài) và Minesweeper (game dò mìn).
Sau này, cả 3 lựa chọn trên đều được đưa vào gói ứng dụng giải trí trên Windows. Điều đáng nói là Minesweeper, trò chơi từng được coi là phương án "dự phòng" lại trở thành tựa game thành công nhất trên Windows thời đó.
Điều này giải thích tại sao, Bill Gates lại coi trọng trò chơi "dò mìn" tới vậy.
Giải pháp trong cơn bĩ cực
Trở lại với thời điểm trước khi Windows 3.0 được công bố, trước cả khi Bruce Ryan và Bill Gates có cuộc trò chuyện khá khó hiểu, ban lãnh đạo của Microsoft đã khá đau đầu trong việc, làm sao để quảng bá hình ảnh của hệ điều hành Windows.
Trong một cơ may nào đó, Microsoft đã nghĩ tới Tetris, trò chơi "xếp hình" nổi tiếng, xuất hiện trên tất cả các máy chơi game cầm tay thời đó. Thậm chí, Bruce Ryan với nhiệm vụ phát triển Windows đã soạn thảo ngay một tài liệu khoảng 2 trang, nói về chiến lược sử dụng tựa game này trên hệ điều hành 3.0 và sao lưu tới 20.000 bản.
Tuy nhiên, sau những thất bại trong cuộc đàm phán với Spectrum HoloByte, đơn vị sở hữu bản quyền của Tetris, mọi kế hoạch của Microsoft đã đổ bể. Lúc đó, Bruce Ryan buộc phải đưa ra quyết định cuối cùng, hoặc đưa Tetris lên Windows và chi một khoản tiền bản quyền cực lớn, hoặc tặng kèm Tetris cho một số người dùng nhất định với chi phí thấp hơn.
Lịch sử đã chứng minh, quyết định của ông hoàn toàn chính xách, Ryan đã lựa chọn phương án thứ hai. Với khẩu hiệu "Nghỉ uống cà phê không nhàm chán" hay "Chỉ một vài phút giải lao giữa các cuộc họp", game "dò mìn" đã được các công chức đón nhận hơn cả, thay vì tựa game "xếp hình" khá nhàm chán.
Dò mìn từng là tựa game gây nghiện
Có thể, bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng, không chỉ cực kì say đắm trò chơi "dò mìn", người giữ kỉ lục hoàn thành một màn chơi nhanh nhất trên thế giới, cũng thuộc về chính nhà sáng lập Microsoft là Bill Gates.
Chúng ta nên nhớ rằng, trước khi Microsoft trở nên hùng mạnh như hiện nay, vào những năm 1900, tiềm lực của công ty vẫn còn rất hạn chế. Thậm chí, gã khổng lồ sứ Redmond khi đó còn không có nổi ngân sách để kiểm thử trò chơi trên Windows.
Do đó, ban lãnh đạo công ty đã nảy ra ý tưởng, để cho nhân viên của Microsoft tự kiểm thử trò chơi này, trước khi nó được đưa lên Windows 3.0. Kết quả thật bất ngờ, sau một thời gian ngắn, toàn bộ nhân viên của Microsoft đã nghiện Minesweeper, trong đó có cả Bill Gates.
Riêng Bruce Ryan đã thành thạo trò chơi này tới mức, ông hoàn thành một màn chơi dò mìn chỉ trong 6 giây, đồng thời, gửi mail thách đấu tới toàn bộ công ty. Chỉ ít lâu sau đó, Bill Gates đã đáp lễ Ryan với kỉ lục vẻn vẹn 5 giây, phá đảo mọi game thủ cùng thời.
Tuy nhiên, cũng sau màn phá đảo này, Bill Gates buộc phải gỡ game vì ông đã nghiện "dò mìn" quá nặng. Thậm chí, từng có giai thoại kể rằng, ngay cả khi xóa Minesweeper trên máy tính của mình, có lần ông từng lẻn vào văn phòng của nhân viên để được chơi ké.
Cuối cùng, để Bill Gates thực sự dứt bỏ được Minesweeper, nhóm phát triển trò chơi trên Windows đã phải cài thêm một đoạn mã, giúp người chơi chỉ cần một cú click là đã qua được một màn chơi, khi đó Bill Gates mới thôi thèm khát "dò mìn".
Hồi kết
Sau hồi tựa game "dò mìn" được giải quyết trong vòng một nốt nhạc, ý tưởng máy móc vượt qua con người, cũng như việc tạo ra các robot biết suy nghĩ đã được hình thành trong đầu Bill Gates. Nói cách khác, việc rà soát, kiểm thử các thuật toán phức tạp, trước khi ra quyết định cuối cùng, giúp người dùng thắng cuộc cũng tương đương với các hoạt động của các AI ngày nay.
Có điều, đoạn mã mà nhóm phát triển trò chơi trên Windows nghĩ ra khi đó còn quá thô sơ so với với hạ tầng và công nghệ hiện nay. Đặc biệt, cũng nhờ Minesweeper, Microsoft đã chứng minh một thực tế, Windows chính là nền tảng màu mỡ với các trò chơi, ứng dụng trải trí, thay vì chỉ danh cho môi trường doanh nghiệp như các chuyên gia từng dự đoán vào năm 1990.
Nguồn: GenK