Airbus đăng ký sáng chế phi cơ bay từ Hà Nội đến Thành Phố Hồ Chí Minh trong 12 phút
Nếu chiếc máy bay này được đưa vào sử dụng, nó sẽ là một bước tiến lớn của ngành hàng không dân dụng thế giới.
Tháng trước, Cơ quan quản lý sáng chế và thương hiệu của Mỹ đã phê duyệt một chương trình mới của Macro Prampolini và Yohann Coraboeuf thuộc Airbus về "phương tiện siêu nhanh và giải pháp di chuyển trên không".
Nói cách khác, Airbus được cấp bằng sáng chế cho một chiếc máy bay có tốc độ siêu nhanh. Airbus hi vọng chiếc máy bay này có thể đạt tới tốc độ gấp 4,5 lần tốc độ âm thanh.
Hình ảnh chiếc FIG. 15 trong bằng sáng chế.
Với tốc độ nhanh gấp 4,5 lần tốc độ âm thanh, chiếc máy bay này sẽ cất cánh từ Hà Nội và đáp đất xuống Thành Phố Hồ Chí Minh chỉ trong 12 phút (quãng đường bay 1133km). Đó là một sự cải tiến đáng kể so với 1 giờ 20 phút như các máy bay thông dụng hiện tại. Các máy bay phản lực siêu nhanh cũng sẽ tiết kiệm 7-8 giờ đồng hồ so với các máy bay thông thường khi bay qua Đại Tây Dương. Airbus đưa ra dự đoán, chiếc "siêu máy bay" của mình có khả năng bay từ Paris đến San Frabcisco, hay Tokyo đến Los Angeles chỉ trong 3 giờ.
Trong bằng sáng chế mới đây, Airbus mô tả chiếc máy bay của mình "như một phương tiện hàng không bao gồm thân máy bay, với 2 cánh tối ưu ở 2 bên, và một động cơ siêu phản lực vận hành nó". Các máy bay phản lực siêu thanh được hỗ trợ bởi ba loại động cơ khác nhau làm việc theo trình tự để giữ máy bay ở trên cao, và đẩy tốc độ lên tới 5000km/h.
Ba động cơ của máy bay siêu thanh.
Để có thể cất cánh, phi cơ sẽ sử dụng một cặp bộ đẩy gắn dưới thân máy bay cùng một động cơ tên lửa gắn phía sau. Khi Airbus lên khỏi mặt đất, nó sẽ phi lên theo chiều dọc như tàu con thoi. Ngay trước khi đạt tới tốc độ âm thanh, các bộ đẩy sẽ tắt và rút lại vào bụng máy bay, chỉ để lại động cơ tên lửa để lái nó đến một độ cao hơn 3000 mét.
Khi đã đạt tới độ cao yêu cầu, động cơ tên lửa sẽ tắt và rút vào thân máy bay. Tại thời điểm đó, động cơ nén được gắn trên cánh máy bay sẽ hoạt động và đẩy nó tới vận tốc tối đa, gấp 4,5 lần âm thanh, tức là khoảng 5500 km/h. Airbus cũng đặt nhiều hy vọng vào việc có thể sử dụng động cơ hydro được lưu trữ trên máy bay.
Phác thảo khoang hành khách.
Theo Airbus, hệ thống khí động học của máy bay được thiết kế để hạn chế và giảm sự bùng nổ âm thanh được tạo ra khi nó đạt tốc độ siêu âm. Trong những năm 1970, chiếc máy bay Concorde đã bị lên án vì tiếng nổ siêu âm và ô nhiễm môi trường do nó tạo ra bởi 4 đống động cơ phản lực Roll-Royce Olympus. Chiếc máy bay đó đã bị cấm sản xuất và sử dụng. Kết quả là các máy bay Anh - Pháp siêu thanh không bao giờ được sử dụng để làm máy bay dân dụng chở khách. Thay vào đó, 14 chiếc Concorde được sử dụng như nhưng phương tiện VIP bay qua Đại Tây Dương trong 27 năm.
Airbus tin rằng các máy bay phản lực siêu thanh có thể sử dụng trong cả mục đích dân dụng và quân sự. Trong việc vận chuyển hành khách dân dụng, các phi cơ có thể phục vụ như máy bay phản lực tư nhân hoặc chở được 20 hành khách. Còn với mục đích quân sự, các máy bay phản lực này có thể sử dụng với mục đích vận tải siêu nhanh cho binh lính hoặc trinh sát. Ngoài ra, Airbus cũng đã đề xuất một biến thể được trang bị vụ khí để tiến hành các cuộc tấn công với tốc độ cao.
Video và chiếc máy bay siêu thanh.
Như hầu hết các ý tưởng bằng sáng chế, không có gì đảm bảo rằng những chiếc máy bay siêu thanh này sẽ được sản xuất. Tuy nhiên công nghệ nền tảng của máy bay siêu thanh có thể được sử dụng để sản xuất các máy bay tương tự.
Nguồn: GenK