6 công nghệ giúp bảo vệ động vật khởi những kẻ săn trộm

Ngày nay, công nghệ cũng góp một phần quan trọng vào cuộc chiến chống săn bắn động vật hoang dã.

6 công nghệ giúp bảo vệ động vật khởi những kẻ săn trộm

Chỉ cần lướt web trong một thời gian ngắn, bạn sẽ đọc được vô số tin tức về nạn săn bắn trái phép động vật hoang dã ở khắp nơi trên thế giới. Và bạn cảm thấy bất lực vì không thể làm điều gì để thay đổi tình hình? Thật may mắn là có một số tổ chức vẫn ngày đêm làm công việc bảo vệ động vật hoang dã và họ có thể sử dụng sự giúp đỡ của bạn. Bạn có thể làm những điều đơn giản như tặng chiếc điện thoại di động cũ của mình để họ biến thành một hệ thống phát hiện săn bắt trộm. Hầu hết các giải pháp thiết kế để bảo tồn động vật hoang dã tập trung theo dõi sự di chuyển của động vật được bảo vệ và giúp chúng tránh được các mối nguy hiểm tiềm tàng. Các nhà hoạt động vì môi trường cũng đang sử dụng mọi thứ từ in ấn 3D đến thuốc nhuộm có màu để giúp động vật tránh thợ săn.

Dưới đây là một số công nghệ được áp dụng hiện nay nhằm hạn chế nạn săn bắn động vật hoang dã trên thế giới.

Sử dụng Drone

 

 

Công nghệ Drone (máy bay không người lái) tỏ ra rất hữu ích trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả việc bảo vệ động vật hoang dã. Quỹ Động vật hoang dã thế giới (WWF) đã dử dụng các drone bay trên không trung nhằm giám sát hoạt động của những kẻ săn trộm, những người chuyên hành động vào ban đêm với sự hỗ trợ của kính nhìn xuyên bóng tối và nhiều thiết bị công nghệ khác. Dự án bắt đầu vào năm 2013 với hai chiếc máy bay và hiện tại đã có 4 cặp thiết bị như vậy hoạt động thường xuyên. Chương trình nhận được sự giúp đỡ 5 triệu USD từ Google để giúp các nhân viên kiểm lâm của vườn quốc gia Namibia theo dõi những kẻ săn trộm voi, hươu cao cổ, tê giác, nếu bạn muốn hỗ trợ WWF hãy bấm vào đây.

Điện thoại thông minh tái chế để nghe lén kẻ trộm

 

 

Rainforest Connection (RFCx) đang sử dụng điện thoại thông minh tái chế để tạo ra một hệ thống chống lại hai vấn đề lớn về môi trường cùng một lúc: săn trộm và phá rừng. Dự án này đang kêu gọi tài trợ từ website của Kickstarter. Nhóm có trụ sở tại California với mục đích thu thập những chiếc điện thoại thông minh bỏ đi để tái chế chúng thành các hệ thống giúp nghe lén kẻ trộm. RFCx móc điện thoại lên các tấm năng lượng mặt trời để tạo ra "các thiết bị nghe" và họ sẽ gắn các thiết bị này tại những nơi nghi ngờ sẽ diễn ra các hoạt động săn bắn, phá rừng bất hợp pháp. Các âm thanh ồn ào của súng và cưa máy rất dễ được lọc ra giữa khung cảnh yên tĩnh của các khu rừng nhiệt đới xích đạo ở Châu Phi, do đó các hành động phản ứng của các cơ quan chức năng sẽ diễn ra một cách nhanh chóng hơn. Nếu muốn tặng một chiếc di động cho dự án, bạn hãy vào địa chỉ này.

Gắn máy ảnh lên tê giác

 

 

Nỗ lực chống lại những kẻ săn bắn tê giác có một chút khác lạ: Dự án RAPID đã tiến hành gắn máy ảnh lên sừng của những con tê giác được bảo vệ. Hệ thống này bao gồm camera hoạt động theo thời gian thực kết hợp với định vị bằng GPS và tích hợp cả cảm biến nhịp tim. Theo dõi sức khỏe và vị trí của động vật là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh nạn săn bắn tê giác đã tăng 9000 phần trăm tính từ năm 2007. Những chiếc máy ảnh sẽ quay lại hình ảnh kẻ săn trộm làm căn cứ để pháp luật xử lí họ sau đó. Thật không may, hệ thống của RAPID không có tác dụng cứu sống loài tê giác. Tuy nhiên, dự án cũng góp phần đưa ra xử lí những kẻ săn bắn trộm để làm gương cho người khác. Dự án này chấp nhận cho mọi người đóng góp qua Paypal trên website của họ.

In 3D sừng tê giác

 

 

Tê giác khổng lồ là mục tiêu ưa thích của những kẻ săn trộm và có hàng trăm con đã bị tiêu diệt hàng năm. Thế giới đang nổ lực bảo vệ loài vật này trước nguy cơ tuyệt chủng. Sử dụng chất liệu tổng hợp để in sừng tê giác 3D có thể là giải pháp cho vấn đề này. Công ty công nghệ sinh học Pembient tại San Francisco sẽ thử cung cấp những sừng tê giác được nhân bản bằng phương pháp in 3D tràn ngập thị trường, những sản phẩm này có hình dạng và cấu trúc không khác gì sừng tê giác thật. Dự kiến cuối năm nay những sản phẩm như thế này sẽ được tung ra thị trường giúp làm giảm giá trị sừng tê giác cũng như càng làm cho việc phân biệt chúng khó khăn hơn từ đó làm giảm nhu cầu của thị trường với loại mặt hàng này.

Sử dụng thuốc nhuộm độc hại màu hồng

 

 

Rangers ở Sabi Sand Game Reserve thuộc Nam Phi đã nghĩ ra cách tiêm thuốc nhuộm màu hồng với các thành phần độc hại cho người vào sừng của những con tê giác. Mọi người thường dùng sừng tê giác vì yếu tố chữa bệnh truyền thống và tôn giáo. Chất nhuộm này sẽ khiến người dùng bột từ sừng tê giác bị buồn nôn và tiêu chảy. Bột này cũng chứa các ký sinh trùng mà dễ dàng bị phát hiện tại các máy quét ở sân bay, từ đó giúp các cơ quan chức năng bắt được những kẻ vận chuyển lậu loại hàng hóa bị cấm này. Các nhà bảo vệ động vật hi vọng giải pháp này sẽ hạn chế sự ham muốn của con người với sừng tê giác và có thể cứu chúng khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Cảm biến chống săn trộm và vệ tinh

 

 

Vvệ tinh là công nghệ không thể bỏ qua khi nói đến cuộc chiến chống săn trộm và một dự án tại Kenya đã sử dụng nó kết hợp với camera phát hiện chuyển động để theo dõi những con vật hoang dã từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Mạng lưới vệ tinh Iridium cho phép các nhà nghiên cứu theo dõiđộng vật hoang dã thông qua một ứng dụng trên điện thoại di động. Ngoài việc tự động chụp ảnh 30 lần một ngày, cảm biến của hệ thống còn có thể phát hiện các rung động như tiếng súng nổ và các cán bộ kiểm lâm có thể dựa vào đó để có mặt ngay tại nơi xảy ra vụ việc. Dự án này có hai mục tiêu chính là: ngăn chặn các hoạt động săn trộm và nâng cao nhận thức của người dân. Nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng, nhiều loài động vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng hoàn toàn.

Nguồn: GenK 

 
 

Tin mới hơn

Tin cũ hơn