23 tỷ USD: Bước đầu trong tham vọng bá quyền thị trường chip của Trung Quốc
Theo nhiều nguồn tin, Thanh Hoa Unigroup đã chuẩn bị sẵn 23 tỷ USD để mua lại Micron Technology của Mỹ.
Zhao Weiguo là tấm gương tiên phong cho quyết định trở thành nhà năng lượng bán dẫn của Trung Quốc.
Zhao - Chủ tịch Thanh Hoa Unigroup đã chuẩn bị một gói thầu trị giá 23 tỷ USD cho Micron Technology. Theo nguồn tin từ một người được cho là có kinh nghiệm trong lĩnh vực nói trên, bất cứ hợp đồng nào ký kết với nhà sản xuất chip DRAM đến từ Mỹ này đều phải được các nhà chức trách phê duyệt.
Trong thị trường chip nhớ cho cả máy tính và smartphone được định giá 78 tỉ USD, thương vụ với Micron có thể ngay lập tức đưa cái tên Thanh Hoa Unigroup cũng như Trung Quốc lên bảng xếp hạng với các đối thủ nặng ký đến từ Hàn Quốc như Samsung Electronics và SK Hynix. Đó cũng chính là mục tiêu lâu dài của Chủ tịch Tập Cận Bình trong công cuộc nâng tầm công nghệ quốc gia.
"Quốc hữu đối với các "ông lớn" ch̉uyên sản xuất chip có thể làm thay đổi động lực của nền công nghiệp theo chu kỳ này" - Anand Srinivasan - chuyên gia phân tích trí tuệ tại Bloomberg ở New York cho biết trong một báo cáo."Bất cứ sự tập trung nào vào lợi nhuận đều có thể đi ngược với vai trò chiến lược của công ty đối với quốc gia".
Sự sụt giảm ng̣hiêm trọng tới 50% trong năm nay khiến định giá cổ phiếu của Micron ở mức P/E 5.7 lần - con số thấp nhất trong 30 thành viên sản xuất thiết bị bán dẫn có mặt trên Sàn giao dịch chứng khoán Philadelphia.
Trụ sở Micron đặt tại thành phố Boise, Idaho (Hoa Kỳ).
Hiện tại cổ phiếu doanh nghiệp PHLX này đang được giao dịch ở mức P/E trung bình là 20.1 lần và đã trượt nhẹ 3.3% trong năm nay.
Nhu cầu về chip
Báo cáo của Srinivasan viết vào ngày 7/7 ghi nhận có đến 2/3 lượng giảm của Micron năm nay diễn ra vào tháng 6, chứng kiến thành tích tồi tệ nhất trong suốt 5 năm đồng thời đưa đến viễn cảnh không mấy tươi đẹp về cầu máy tính và giá DRAM.
Đại diện Micron tại Boise, Idaho (Mỹ) cho hay họ chưa nhận được một lời đề nghị nào từ Thanh Hoa.
Micron có lẽ sẽ "mở ra cho Trung Quốc một hướng tiếp cận với công nghệ thiết kế và sản xuất, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian học hỏi cho quốc gia này" - theo Harlan Sur, Bill Peterson và Grace Chuang, các chuyên gia phân tích tại JPMorgan. Th́eo đó, đất nước đông dân nhất thế giới tiêu thụ khoảng 10 tỷ USD DRAM và dành nhiều sự quan tâm cho phát triển công nghiệp trong nước.
Nắm trong tay Lenovo - một trong những tập đoàn máy tính hàng đầu và ba trên năm hãng smartphone đình đám nhất, Trung Quốc không chỉ nằm trong số những nhà sản xuất mà còn là thị trường tiêu thụ các sản phẩm điện tử lớn nhất hành tinh. Mỗi thiết bị nói trên đều đòi hỏi một vài loại DRAM - một vi mạch tích hợp lưu trữ thông tin tạm thời để tăng tốc độ xử lý.
Zhao không còn e ngại làm việc với các doanh nghiệp đến từ Mỹ.
Năm ngoái, Tập đoàn Intel thông báo kế hoạch chi tới 9 tỷ Nhân Dân Tệ (tương đương 1.4 tỉ USD) để mua cổ phần tại Thanh Hoa Unigroup. Vào tháng 5, công ty tiếp tục mua 51% cổ phần của Hewlett Packard tại Trung Quốc.
"Không chỉ là thương vụ sáp nhập outbound về chip lớn nhất của một công ty Trung Quốc, hợp đồng lần này còn giúp Thanh Hoa vươn xa hơn trong thị trường cạnh tranh khốc liệt mà quyền thống trị đang ở trong tay tên khổng lồ Samsung Electronics" - Thomas Becker, chuyên gia phân tích ngân hàng Commerzbank AG báo cáo.
Micron và Hynix cùng nắm giữ thị phần bằng nhau là 26% trên thị trường sản xuất thiết bị bán dẫn. Samsung chiếm vị trí áp đảo với 40%.
"Hợp đồng nói trên sẽ nâng tầm các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) lên một tầm cao mới khi mà Trung Quốc sau nhiều năm bị coi là người ngoài cuộc, thì đã nghiêm túc hơn với tham vọng đứng trong top ten các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn hàng đầu" - Beck nói thêm.
Nguồn: GenK