Sẵn sàng chiêm ngưỡng nhật thực 1 phần tại Việt Nam vào ngày 9/3 sắp tới

Ở Việt Nam, chúng ta chỉ có thể quan sát nhật thực một phần với tỷ lệ che khuất nhỏ dần khi tiến về phía Bắc.

Sẵn sàng chiêm ngưỡng nhật thực 1 phần tại Việt Nam vào ngày 9/3 sắp tới

Sáng ngày 9/3 sắp, những người yêu thiên văn tại Việt Nam sẽ có cơ hội quan sát nhật thực một phần - một hiện tượng thiên văn hấp dẫn và tương đối hiếm gặp. Đây là nhật thực thứ 6 có thể được quan sát tại Việt Nam trong thế kỉ 21 này và lần tiếp theo sẽ rơi vào cuối năm 2019.

 

 Bức ảnh về nhật thực tại New York.

Bức ảnh về nhật thực tại New York.

 

Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm trăng non khi nhìn từ Trái Đất, lúc Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất và bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất. Trong lúc nhật thực toàn phần, đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Với nhật thực một phần hoặc hình khuyên, đĩa Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần. Khác với nguyệt thực, nhật thực ít xảy ra hơn đồng thời khu vực quan sát được nhật thực cũng hẹp hơn, thời gian diễn ra ngắn hơn. Do vậy nhật thường thu hút được sự chú ý của nhiều người.

 

 

Thực tế, hiện tượng nhật thực diễn ra trong ngày 9/3 sắp tới là một nhật thực toàn phần. Tuy nhiên chỉ có một dải nhỏ quan sát được toàn phần, trong đó chỉ có một vài khu vực thuộc Indonesia, còn lại là các vùng biển thuộc Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, chúng ta chỉ có thể quan sát nhật thực một phần với tỷ lệ che khuất nhỏ dần khi tiến về phía Bắc. Cụ thể là ở khu vực miền Nam, tỷ lệ che khuất cực đại có thể đạt từ trên 50 đến khoảng 60%, trong khi ở Hà Nội tỷ lệ này chỉ còn trên 20% và nhỏ hơn nữa khi lên tới các tỉnh phía Bắc.

 

 Các khu vực quan sát được nhật thực trên thế giới vào ngày 9/3 sắp tới, vùng màu trắng là khu vực không thể quan sát được.

Các khu vực quan sát được nhật thực trên thế giới vào ngày 9/3 sắp tới, vùng màu trắng là khu vực không thể quan sát được.

 

Phái trên là hình ảnh cho thấy các khu vực quan sát được hiện tượng này. Dải hẹp và sẫm màu nhất ở chính giữa là khu vực quan sát được nhật thực toàn phần, màu càng nhạt thì tỷ lệ bị che khuất của đĩa sáng Mặt Trời càng nhỏ. Ở các hình bên dưới, chúng ta cũng có thể thấy so sánh về tỷ lệ che khuất Mặt Trời khi hiện tượng này xảy ra nếu so sánh ở 3 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, hình ảnh cũng có kèm thời điểm quan sát được trong ngày 09/03 gồm thời điểm bắt đầu (start), thời điểm cực đại (max) và thời điểm kết thúc (end).

 

 Thời điểm có thể quan sát nhật thực tại Hà Nội, hiện tượng sẽ kéo dài 1h43p.

Thời điểm có thể quan sát nhật thực tại Hà Nội, hiện tượng sẽ kéo dài 1h43p.

 

 

 Thời điểm có thể quan sát nhật thực tại Đà Nẵng, hiện tượng sẽ kéo dài 1h59p.

Thời điểm có thể quan sát nhật thực tại Đà Nẵng, hiện tượng sẽ kéo dài 1h59p.

 

 

 Thời điểm có thể quan sát nhật thực tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện tượng sẽ kéo dài 2h6p.

Thời điểm có thể quan sát nhật thực tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện tượng sẽ kéo dài 2h6p.

 

Hiện tượng này có thể được quan sát tại bất cứ nơi nào ở Việt Nam. Độ che khuất của các khu vực khác có thể được suy ra từ 3 thành phố được lấy ví dụ như các hình trên, càng lên phía Bắc tỷ lệ này càng giảm. Bạn chỉ cần có một góc nhìn thoáng về bầu trời phía Đông và trời không quá nhiều mây là có thể quan sát được hiện tượng này.

Khi quan sát nhật thực, mọi người cần lưu ý rằng về nguyên tắc chúng ta vẫn có thể nhìn thẳng bằng mắt thường vào Mặt Trời trong khoảng dưới 30 giây hay thậm chí lâu hơn nữa, nhưng như vậy không thực sự an toàn đối với mắt. Đặc biệt, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thị lực hoặc người có thị lực yếu thì tuyệt đối không nhìn trực tiếp. Vì vậy, mọi người cần trang bị kính râm hoặc các loại vật liệu giảm ánh sáng khi tiến hành quan sát hiện tượng đặc biệt này.
Nguồn: GenK